Mục lục
- 1 Phần 1: Nghiên cứu từ khóa SEO & 3 điều về bản chất từ khóa bạn phải biết!
- 2 Phần 2: Nghiên Cứu Từ Khóa Google & Phân Loại Triển Khai
- 3 Phần 3: 4 Cách nghiên cứu từ khóa cho website đã có sẵn
- 4 Phần 4: Các công cụ nghiên cứu từ khóa
- 5 Phần 5: Lập kế hoạch triển khai Content
Phần 1: Nghiên cứu từ khóa SEO & 3 điều về bản chất từ khóa bạn phải biết!
Nghiên cứu từ khóa Google là một trong những bước đầu tiên cần thực hiện khi triển khai dịch vụ SEO.
“Sai một li, đi một dặm”
Bỏ qua vấn đề về thứ hạng hay tăng traffic, không hiểu về bản chất từ khóa và chọn lựa keyword triển khai không hiệu quả dẫn đến:
Target sai đối tượng khách hàng!
Đó là khi triển khai SEO lên top 1, traffic vẫn tăng trưởng nhưng không mang lại doanh thu.
Giờ thì hãy cùng tôi xem thật kĩ 3 điểm về bản chất của từ khoá ngay bên dưới này!
1. Mỗi Keyword đều ẩn giấu một “ý định” tìm kiếm
Khi nghiên cứu từ khoá Google, bạn hãy chú ý vào hành vi tìm kiếm của chính mình trước đã.
Bạn sẽ mong muốn nhìn thấy nội dung gì khi research keyword “bàn phím Fuehlen giá rẻ”?
- Tham khảo giá?
- Mua bàn phím Fuehlen?
- Hay infor về thương hiệu bàn phím Fuehlen?
Có phải bạn muốn tìm được thông tin về tối thiểu 5 loại bàn phím Fuehlen & review chi tiết giá, cũng như tính năng của chúng?

Tìm từ khóa “bàn phím fuhlen giá rẻ” trên Google. Vậy thì còn từ khóa “Bàn phím Fuehlen sm681”?
=> Bạn đã có ý định mua sản phẩm này và chỉ đang chọn nhà cung cấp chất lượng mà thôi!
Từ 2 ví dụ này, bạn có thể thấy rằng:
Ẩn sau mỗi từ khóa được search là một ý định của người dùng! Điều này đồng nghĩa: Nếu chọn lựa đúng các từ khóa chứa ý định mua sản phẩm, bạn sẽ tăng tỉ lệ chuyển đổi của mình hơn!
Việc xác định đúng ý định tìm kiếm sẽ giúp bạn cung cấp Content phù hợp, chính xác nhất với ý định của người dùng (Search Intent). Từ đó target & mang đến những nội dung giải quyết vấn đề của họ!
Đây chính là một trong những lợi ích của SEO mang lại, hay cụ thể chính là việc nghiên cứu từ khóa kỹ càng và chính xác.
Vậy, căn cứ vào đâu để nhận biết ý định tìm kiếm của các từ khóa?
2. Keyword Modifier – Nhân tố quyết định ý định tìm kiếm của người dùng:
Khi tìm hiểu sâu hơn về nghiên cứu từ khóa, các Top SEO Agency trên thế giới nhận ra rằng: Tất cả các từ khóa đều có chung một cấu trúc!
Cấu trúc từ khóa là gì? Hãy để tôi giải thích cho bạn!

Một từ khóa sẽ bao gồm 2 thành phần:
- Head (phần gốc): hay còn gọi là Seed Keyword (từ khóa hạt giống) là từ chính tập trung toàn bộ tiêu điểm tìm kiếm của người dùng.
Dù người dùng có tìm kiếm “Bàn phím Fuehlen giá rẻ” hay “bàn phím Logitech” đi nữa thì tìm kiếm đó vẫn xoay quanh “bàn phím” mà thôi. - Modifier (phần bổ nghĩa): Modifer Keyword là từ khóa mà khi thay nó bằng những từ/cụm từ khác, ý nghĩa từ khóa không thay đổi, nhưng ý định tìm kiếm của người dùng sẽ thay đổi hoàn toàn!
3. Xác định Search Intent bằng cách sử dụng Modifier Keyword
Theo đó, Modifier Keyword sẽ được chia thành từng nhóm riêng phù hợp với mục đích tìm kiếm khác nhau:

Ví dụ: “sữa chua”
- Ý định tìm hiểu thông tin bao gồm các từ khóa: cách làm sữa chua, khi nào nên cho trẻ ăn sữa chua.
- Có ý định review bao gồm các từ khóa: sữa chua tốt nhất, sữa chua vinamilk có tốt không
- Ý định mua hàng bao gồm các từ khóa: sữa chua vinamilk khuyến mãi, …
Việc hiểu rõ ý định này sẽ giúp bạn tối ưu Content phù hợp nhất với người dùng, đồng thời gia tăng tỉ lệ chuyển đổi của website.
Đến đây, bạn đã nắm được chính xác:
- Cấu trúc của một từ khóa
- Cách thức phân loại các từ khóa phù hợp với search intent của người dùng!
Phần kế tiếp tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nghiên cứu từ khoá hiệu quả bằng phân loại, ước lượng tỉ lệ chuyển đổi và phân bố thứ tự ưu tiên triển khai từ khoá của mình!
Phần 2: Nghiên Cứu Từ Khóa Google & Phân Loại Triển Khai
Không dài dòng, lý thuyết…
Trong phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách chọn từ khóa hiệu quả; phân loại & ước lượng độ hiệu quả khi triển khai SEO cho keyword.
Giúp bạn:
- Lấy được từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất có tỉ lệ chuyển đổi cao
- Phân bố thứ tự triển khai từ khóa
- Tiết kiệm thời gian, công sức nhưng vẫn tăng độ hiệu quả!
1. Xác định lĩnh vực
Để nghiên cứu từ khóa thì trước hết bạn phải nghiên cứu kỹ lĩnh vực và đối tượng khách hàng; để chọn ra những từ khóa vừa có khả năng lên hạng, vừa thỏa mãn nhu cầu của người dùng mục tiêu.
Sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu bạn kỳ công SEO bộ từ khóa vào trang nhất Google; thu về nhiều traffic nhưng lại chẳng tạo ra giá trị chuyển đổi nào vì target sai thị trường và khách hàng.
2. Xác định parent keyword
Muốn có được danh sách các từ khóa chất lượng nhất thì bạn cần phải biết đúng parent keyword; tức là keyword gốc làm mồi để tìm kiếm những keyword khác.
Sau đó, tôi sẽ bỏ parent keyword này vào các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs, SEMrush, Kwfinder, Google suggestion … để tìm kiếm thêm nhiều từ khóa liên quan.
3. Kiểm tra độ khó từ khóa
Keyword Difficulty là chỉ số đánh giá độ khó của từ khóa để có thể lên top cao trên kết quả tìm kiếm Google.
Chỉ số này ở mỗi công cụ là không giống nhau. Chẳng hạn Ahrefs tính KD lấy số lượng domain trung bình trỏ đến top 10 trang hiện tại; xếp hạng từ khóa đó và chấm trên thang điểm 0-100. Con số này đưa ra dự đoán khá chính xác bạn cần bao nhiêu referring domain để có thể lọt top 10 với từ khóa đó.
Tuy nhiên đây chỉ là con số tham khảo chứ không nói lên điều gì. Độ khó của từ khóa còn tùy thuộc vào lĩnh vực và kinh nghiệm SEO của bạn. Thông thường từ khóa càng ngắn, càng bao quát thì có độ khó càng cao. Ngược lại, long-tail keyword là những từ khóa chứa nhiều hơn 3 từ, có nội dung cụ thể nên search volume thấp hơn, do đó cũng ít cạnh tranh hơn.
Vì vậy nếu bạn đầu tư viết một bài thật chất lượng về 1 từ khóa dài thì khả năng cao bạn sẽ đánh bại đối thủ, đứng top 1 và thu về nhiều traffic cho website.
Đây là lối đi an toàn cho những website mới, chưa có độ trust cao trong ngành.
4. Phân nhóm từ khóa
Buyer keyword
Buyer keyword là những cụm từ người dùng sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ.
Rõ ràng khi sử dụng buyer keyword, người dùng đã có ý định mua hàng và thậm chí biết mình sẽ muốn mua món hàng nào.
Nếu so với phễu hành trình mua hàng của khách hàng thì người dùng đang ở cuối phễu hành trình tức là ở khoảng giữa giai đoạn so sánh các sản phẩm và chuẩn bị mua hàng.
Nói như vậy thì buyer keyword chính là những từ khóa đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao và giá trị thực sự cho doanh nghiệp.
Information keyword
Phần lớn từ khóa hiện nay đều là từ khóa thông tin; người dùng chỉ đơn thuần tìm kiếm thông tin chứ không có ý định chuyển đổi (ít nhất là tại thời điểm họ bắt đầu tìm kiếm). Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn bỏ qua loại từ khóa này vì như đã nói, đa số người dùng đều gõ tìm chúng.
Từ khóa thông tin thường chứa những từ như làm thế nào, cách, mẹo, bí quyết, bí kíp …
Cách khai thác tốt nhất là tìm ra từ khóa có lượng search volume cao và độ cạnh tranh thấp. Tôi gọi đó là phantom keyword, hay từ khóa bóng ma.
Tire Kicker Keyword
Khái niệm này dùng để chỉ những lượt tìm kiếm không thể ngay lập tức tạo ra chuyển đổi.
Tire Kicker Keyword thường chứa những từ như free, torrent, download, for free …
Ví dụ với từ khóa “Xem phim Hai Phượng online free” thì bạn chẳng trông chờ bán được sản phẩm gì rồi. Những từ khóa như “Hai Phượng DVD” hay “Hai Phượng bản đẹp” sẽ có giá trị chuyển đổi cao hơn.
5. Các bước nghiên cứu từ khóa
Bước 1
Vào Ahrefs > Keyword Explorer > Nhập Từ khóa gốc (head) của bạn:

Nhập từ khóa gốc vào Ahrefs để bắt đầu nghiên cứu từ khoá
Lưu ý:Có lẽ dư thừa nhưng tôi vẫn nhắc lại yếu tố sau:
Từ khóa gốc (head) là một cụm từ, không phải một từ.
Cụm từ này có thể có 2,3 hoặc 4 từ trở lên, không phải 1 từ duy nhất.
Ở đây, bạn có thể nhập cả “bàn phím cơ”, “bàn phím game” cả từ khóa biến thể như “bàn phím chơi game” để thu về danh sách từ khoá nhiều nhất.
Bước 2
Chọn Phrase Match > Export danh sách key word

Bước 3
Sau khi Export, mở file excel ra, chỉ giữ lại các cột Keywords và Volume, lược bỏ các cột còn lại, đồng thời thêm 3 cột là: Phân loại, Chuyển đổi và Funnel.


Chọn ra các mục quan trọng nhất để tổng hợp lại
Bước 4
Phân loại từ khóa dựa trên Modifier keyword.
Ở bước này, bạn cần đọc sơ một lượt các từ khóa, kế đến xác định các cụm được tính là modifer keyword như tôi đề cập ở phần đầu tiên.
Để tránh nhầm lẫn, tôi thường viết ra các cụm từ Modifier vào phía trên khung excel của mình để tiện dò khi phân loại từ khóa.
Bạn sẽ nhìn thấy xung quanh từ gốc “bàn phím cơ” sẽ có các modifier:
- giá rẻ
- fuhlen
- icon
- bluetooth
- la gi
- giá rẻ dưới 500k
- sửa
Ở bước này sẽ khá tốn thời gian, đòi hỏi bạn cần phải kiên nhẫn (nếu như list keyword có quá nhiều) và cần sử dụng đến một số kĩ thuật excel đơn giản để có thể phân loại nhanh.

Phân loại từ khóa dựa trên mục đích tìm kiếm của người dùng.
MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI AIDA

Để tôi giải thích chi tiết hình ảnh trên:
Trong các giai đoạn của kênh chuyển đổi truyền thống AIDA ở trên và như tôi đã đề cập, các liên kết này khá phù hợp với 4 nhóm dẫn đầu mục đích tìm kiếm.
Các mẫu và nhóm modifier phổ biến, hay được tìm thấy trong nhóm mục đích tìm kiếm bao gồm:
Informational:
- What – Cái gì
- Who – Ai
- Where – Ở đâu
- When – Khi nào
- How – Như thế nào
- Why – Tại sao
- Những keyword từ đơn như giày, áo, quần, …
Navigational:
- Tên thương hiệu
- Tên sản phẩm hoặc dịch vụ
Commercial Investigation:
- Màu sắc: đen, xanh dương, đỏ, xanh lá
- Kích thước: nhỏ, vừa, lớn, 32, 11
- Giới tính hay độ tuổi: nam, nữ, con nít, trẻ em,…
- Keyword chứa từ “vs”
- Tốt nhất
- Địa điểm: Philadelphia, Seattle, NYC
Transactional:
- Giá cả
- Chi phí
- Định giá
- Miễn phí
- Rẻ tiền
- Phiếu mua hàng/phiếu giảm giá
- Discount – Chiết khấu/ giảm giá
- Sale – Bán/ giảm giá
Mỗi từ khoá được tìm kiếm luôn ẩn chứa một ý định đằng sau nó.
Vì vậy, nắm được mục đích tìm kiếm của khách hàng; gắn tag cho những từ khoá vào từng giai đoạn ở các kênh chuyển đổi khác nhau sẽ giúp bạn thõa mãn được nhu cầu của người dùng. Khi người dùng thay đổi cách sử dụng keyword modifier của chính mình, điều đó đồng nghĩa họ muốn đi sâu hơn trong kênh chuyển đổi.
Ví dụ thực tế
Người dùng gõ “Bàn phím cơ là gì” khi ở giai đoạn người dùng ở đầu của phễu chuyển đổi, họ đang muốn tìm kiếm thông tin – Informational về bàn phím cơ.
Tuy nhiên, nếu người dùng gõ “bàn phím cơ fuhlen” chứng tỏ họ đang ở giữa của phễu chuyển đổi. Như vậy khách hàng vẫn còn đang dò tìm các sản phẩm của fuhlen và so sánh giá cả của sản phẩm.
Hình ảnh dưới đây cho biết sự tương quan giữa số lượng chữ trong cụm từ khóa mà bạn đang muốn target so với tỉ lệ chuyển đổi của nó!

Hình ảnh trên hiển thị rằng từ khoá chứa 3 từ hoặc nhiều hơn (thường là các từ khoá dài) chiếm khoảng 70% tổng lượt tìm kiếm; và tỷ lệ chuyển đổi trung bình cao hơn gấp 3 – 4 lần.
Sau khi phân loại được nhóm từ khoá, bạn copy – paste toàn bộ các từ khoá vào trong khung tìm kiếm Keyword Explorer để tiếp tục nghiên cứu từ khóa tối ưu nhất tương tự theo yêu cầu của bạn.
Và tiếp tục bài viết, sau đây tôi sẽ hướng dẫn bạn 4 cách nghiên cứu từ khoá cho website đã có sẵn. Cùng đọc tiếp nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách SEO kênh YouTube chỉ với 7 bước đơn giản
Phần 3: 4 Cách nghiên cứu từ khóa cho website đã có sẵn
Các trang web hiện tại vốn dĩ đã được nghiên cứu từ khóa. Chỉ trừ khi …
Bạn chặn tất cả robot thu thập dữ liệu và lập chỉ mục các trang trên website của mình.
Ngoại trừ trường hợp đó thì bạn đều có thể nhận được một số dữ liệu về cách trang web của bạn hiện được phân loại tùy theo mức độ liên quan của ngữ cảnh.
Tuy nhiên đối với một website sẵn có, trước khi kiểm tra website đang có các bài viết chuẩn SEO hay chưa; bạn có thể áp dụng 4 phương pháp phát triển bộ từ khóa sau đây để tìm từ khoá SEO hiệu quả:
#1 Xem danh sách từ khóa của bạn đã xếp hạng
Cốt lõi của cách nghiên cứu từ khoá trong SEO này là tận dụng Google Analytics (và Search Console)
Nguồn dữ liệu từ “Search Analytics” trong Google Search Console:

Search Console thể hiện vị trí trung bình cho mỗi từ khóa được xếp hạng và tầm ảnh hưởng của những cú click mang lại. Tuy nhiên, nó không cho thấy lượng tìm kiếm hằng tháng và bạn bị giới hạn trong 1000 keyword.
Schema là gì? Tìm hiểu ngay về schema để giúp Google hiểu về bài viết rõ hơn nhé!
Nếu cần nhiều dữ liệu hơn, bạn có thể thử “Organic Keyword” trong tính năng Site Explorer của Ahrefs:

#2 Tham khảo danh sách xếp hạng keyword của đối thủ
Ahrefs có một tính năng tuyệt vời – Site Explorer có thể giúp bạn trong việc tham khảo xếp hạng các từ khoá của website đối thủ. Nó cho phép bạn nhập bất kỳ URL và tự động cho ra danh sách xếp hạng các keyword. Điều này thật hữu ích đối với nghiên cứu từ khoá cho website có sẵn.
Các bước:
- Nhập url vào mục Site Explorer
- Giữ chế độ “domain”, bạn sẽ có file dữ liệu keyword trên cả domain, không chỉ riêng Url đó.
- Bỏ qua những thứ khác trên page Site Explorer, bạn chỉ tập trung vào mục Organic Keywords.
Cơ hội ở đây đó là đối thủ của bạn đã giúp bạn thực hiện công đoạn nghiên cứu từ khóa tẻ nhạt này rồi. Vì thế bạn chỉ cần nghiên cứu những từ khóa đã được xếp hạng của họ rồi chọn những từ khoá tốt nhất.
Nếu bạn vẫn chưa biết đối thủ của mình là ai, thì gõ từ khóa hạt giống của mình vào Google, xem ai xếp hạng ở đầu trang.
Ví dụ với từ khóa “bàn phím cơ”. Tôi thấy một website đứng đầu là phongvu.vn

Nhập url của website vào Site Explorer của Ahrefs và xem các từ khóa được xếp hạng.
Đôi khi một đối thủ có thể có đủ ý tưởng từ khóa khiến cả SEO team của bạn phải bận rộn cả tháng. Nhưng nếu bạn cần nhiều hơn, bạn có thể vào mục “Competing domains” để tìm thêm website của đối thủ khác của bạn.
Và chúng ta chỉ tắt “Competitive research loop” khi:
- Nhập từ khóa gốc vào Google và xem ai đứng top
- Nhập url website của họ vào Ahrefs để xem keyword tốt nhất.
- Kiếm các website liên quan thông qua mục “Competing domains”
- Quay trở lại bước 1 hoặc 2
Lưu ý:
- Thủ thuật để mở rộng ý tưởng keyword là lặp đi lặp lại quá trình này.
- Và đừng quên nhấp vào các ngành liên quan. Bạn có thể tìm thấy nhiều keyword tốt không cần liên quan đến những gì bạn đưa ra nhưng vẫn có thể mang lại người dùng tiềm năng cho website của bạn.

TIP #1: Một page đơn có thể xếp hạng hàng trăm (thậm chí hàng nghìn) các keyword liên quan. Do đó tốt nhất tập trung vào page hiện ở đầu của đối thủ thay vì dò tìm các keyword riêng lẻ.
Hint: Thiết lập “Top Pages” trong Site Explorer của Ahrefs
TIP #2: Có một số keyword mà tất cả các đối thủ của bạn đang nhắm đến nhưng bạn thì không. Vì vậy keyword tốt nhất của bạn không mang lại giá trị nào.
Hint: Thiết lập “Content Gap” để nhanh chóng tìm ra những keyword đó
#3 Sử dụng các công cụ nghiên cứu SEO từ khóa
Nghiên cứu đối thủ hiệu quả thường cho ra một danh sách hàng tá ý tưởng keyword liên quan.
Nhưng nếu bạn là một trong những leader thì chiến lược đó không hiệu quả. Bạn phải tìm ra những keyword duy nhất mà chưa có đối thủ nào có nhắm vào.
Vì vậy, để nghiên cứu từ khoá hiệu quả hơn thì cách tốt nhất là sử dụng một công cụ nghiên cứu từ khóa. May mắn là trên thị trường không thiếu các công cụ nghiên cứu từ khoá như vậy. Ví dụ:
https://soovle.com/
https://ubersuggest.io/
https://answerthepublic.com/
… và nhiều công cụ nghiên cứu từ khoá khác.

Cho dù bạn chọn công cụ nghiên cứu từ khóa nào thì nó luôn cho bạn những ý tưởng về từ khóa tốt. Chỉ cần điền keyword hạt giống vào và đợi danh sách keyword rồi lọc cho đến khi bạn nhận được các keyword “độc” cho riêng mình.
Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa của bạn ngay hôm nay!
Đa số các công cụ nghiên cứu từ khoá cho ra các đề xuất từ khóa từ các nguồn sau:
- Đưa ra ý tưởng keyword trực tiếp từ Google Keyword Planner
- Đề xuất tự động từ Google (Google auto‐suggest)
- Đưa ra “tìm kiếm tương tự” trên Google.
Tận dụng công cụ miễn phí Uber Suggest
Những phương pháp này rất hiệu quả nhưng hiếm khi cho ra hơn 200 đề xuất. Ví dụ UberSuggest chỉ cho ra 316 ý tưởng keyword về content marketing

Điểm cộng của UberSuggest là nó có cả lưu lượng tìm kiếm hằng tháng, thật ra tôi cũng không biết họ lấy những từ này ở đâu.
Tôi cũng nghi ngờ họ đang duy trì chỉ số của mình.
Và đây cũng là một công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí với nhiều tài nguyên mà con người có thể dùng để tìm kiếm hàng ngày (Google, Youtube, Ebay, Amazon, App Store, …); nó cũng cung cấp cho bạn một danh sách rất lớn về những keyword liên quan đến từ khóa gốc của mình.
Thông qua UberSuggest, bạn có thể tìm tòi trong công cụ này những gì liên quan đến lượng tìm kiếm và các chỉ số cạnh tranh của các từ khoá đó.
Hoặc trả phí cho các công cụ chuyên nghiệp hơn
Các công cụ nghiên cứu từ khóa tối ưu hơn (Ahrefs, Moz, SEMRush) tạo ra một database về keyword của chính nó và sau đó sẽ đề xuất cho bạn nhiều ý tưởng keyword hơn.
Ví dụ, Keywords Explorer của Ahrefs đề xuất 5,570 ý tưởng keyword về content marketing.
Bạn có thể dễ dàng lạc trong list từ khóa khổng lồ đó, vì vậy chúng ta có thể dùng chế độ lọc ở các mục:
- Keyword difficulty – Độ khó của keyword
- Search volume – Lượng tìm kiếm
- Clicks – Cú nhấp chuột
- Clicks per search – Cú nhấp chuột trên mỗi lần tìm kiếm
- Cost per click – Chi phí trên mỗi cú nhấp chuột
- Number of words in a keyword – Số lượng từ trong một keyword
Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm cách tạo ra ý tưởng cho keyword thông qua Keyword Explorer của Ahref. Bạn có thể xem thêm về công cụ nghiên cứu từ khóa – Keyword Explorer của Ahrefs để có thể đưa ra ý tưởng cho keyword cho dự án.
#4 Nghiên cứu thị trường ngách hiệu quả
Những chiến lược từ khoá được đề cập trước đó vô cùng hiệu quả để đề xuất nhiều ý tưởng từ khoá. nhưng đồng thời các chiến lược đó cũng sẽ giới hạn bạn trong một cái “hộp kín”.
Nghiên cứu thị trường ngách hiệu quả sẽ là nền tảng vững chắc cho nghiên cứu từ khoá. Đôi khi, nghiên cứu thị trường ngách của mình tốt; bạn có thể tìm ra nhiều từ khóa tốt mà chưa có ai trên thị trường ngách của bạn nhắm đến.
Dưới đây là cách suy nghĩ “out-of-box” – thoát khỏi hộp kín này:
- Đặt mình vào vị trí của khách hàng tiềm năng: Họ là ai, điều gì ảnh hưởng đến họ.
- Trò chuyện với khách hàng có sẵn của bạn, để hiểu họ rõ hơn, nghiên cứu ngôn ngữ họ sử dụng
- Là thành viên năng nổ trong mạng lưới xã hội và cộng đồng trong thị trường ngách.

Ví dụ, nếu bạn cung cấp dịch vụ thiết kế website, dưới đây là một số các từ khoá “out of box” mà bạn nên thử nhắm đến:
Làm cách nào để google xác định website có chất lượng hay không?
Tại sao website không xuất hiện trên google?
Thu mua website cũ
Cách giải quyết khi website bị deindex
Chúng ta tìm kiếm những thứ dường như không cần thiết cho dịch vụ thiết kế website. Nhưng các từ khoá này chắc chắn dễ để khách hàng biết đến và mua dịch vụ.
Xem thêm:
- Hướng dẫn Học và Làm quy trình SEO 2021 lên top nhanh và bền vững.
- Công cụ hữu ích khác Google web master tool – kiểm tra các sự cố xảy ra với website của bạn.
- Hướng dẫn thực thi từng bước với khóa học seo online Entity Mastermind của chúng tôi. Tìm hiểu ngay!
- Trends Google là gì? Sử dụng như thế nào cho hiệu quả?
Phần 4: Các công cụ nghiên cứu từ khóa
Trước khi bắt tay triển khai một chiến dịch marketing với bất kỳ công cụ tìm kiếm nào đó; hẳn là bạn phải làm qua giai đoạn tìm kiếm từ khóa và chia danh sách từ khoá phù hợp với mục tiêu của SEO và PPC.
Để thực hiện tốt quy trình kể trên, bạn cần đến sự hỗ trợ từ các công cụ nghiên cứu từ khóa hữu hiệu. Dưới đây là danh sách 3 công cụ miễn phí phổ biến mà bạn sẽ cần dùng đến đấy:
Google Keyword Planner
Được cải tiến từ Google Keyword Tool and Traffic Estimator; công cụ này của Google cho phép bạn kiểm tra thứ hạng từ khóa theo thời gian, gợi ý từ khóa, tìm kiếm xu hướng từ khóa,… hoàn toàn miễn phí. Cái tên nói lên tất cả, Google Keyword Planner giúp bạn lên chiến lược từ khóa phù hợp với mục tiêu.
Ahrefs

Đây là công cụ SEO mà bất cứ SEO-er nào cũng biết. Không chỉ kiểm tra thứ hạng từ khóa, gợi ý bộ từ khóa liên quan, Ahrefs còn cho phép bạn kiểm tra thứ hạng bài viết, kiểm tra đối thủ, kiểm tra backlink… Nói chung là một công cụ toàn năng giúp nghiên cứu từ khóa để triển khai content lẫn SEO lên top cực đỉnh. Bạn có thể lựa chọn sử dụng miễn phí hoặc tốn phí để trải nghiệm trọn vẹn hiệu quả mà Ahrefs đem lại.
Sử dụng Keyword Planner của Google Ads
Được cải tiến từ Google Keyword Tool and Traffic Estimator, Google Keyword Planner là một công cụ miễn phí. Nó giúp bạn lên chiến lược từ khóa phù hợp với mục tiêu tìm kiếm.
Google Keyword Planner cho phép bạn kiểm tra thứ hạng từ khóa theo thời gian, gợi ý từ khóa, tìm kiếm xu hướng từ khóa,…
Thông qua Google Keyword Planner, doanh nghiệp có thể tự đánh giá được khối lượng tìm kiếm từ khóa, chi phí mỗi lần nhấp chuột, mức độ cạnh tranh giữa các bên và hơn hết là ước tính chi tiêu PPC hàng năm trong các thị trường ngách của doanh nghiệp.
Ngoài thứ hạng từ khóa hiện tại, Google Keyword Planner sẽ xuất ra báo cáo tình hình thứ hạng của những từ khóa theo thời gian bằng cách cung cấp dữ liệu về tần suất được tìm kiếm của những keyword này để check thứ hạng từ khóa.
Lấy ý tưởng từ Google Suggestion của Google
Google suggestion hay Google Autocomplete là tính năng miễn phí. Chúng tự động phản hồi truy vấn khi người dùng nhập từ khóa trên thanh công cụ tìm kiếm.
Dựa vào độ phổ biến của từ khóa, Google sẽ đề xuất các kết quả tìm kiếm phù hợp nhất cho từ khóa đã nhập, thứ tự sắp xếp dựa vào mức độ tìm kiếm của từ khóa và vị trí địa lý của người dùng.
Đối với người làm SEO, Google Suggestion mang lại lợi thế tối ưu trong việc nghiên cứu, nắm bắt xu hướng tìm kiếm hiện đại nhất. Nhờ đó, khách hàng dễ dàng tiếp cận đến sản phẩm, dịch vụ hơn.
Sử dụng Google Search Console
Marketer và SEO chuyên nghiệp hẳn là đã quá quen thuộc với Google Search Console. Đối với họ, đây là một công cụ phân tích từ khóa cũng như theo dõi hiệu suất website cực kỳ hiệu quả.

Riêng về vai trò phân tích từ khoá SEO, Google Search Console chủ yếu thể hiện cho bạn biết vị trí, số lần hiển thị và tỷ lệ nhấp chuột vào từng từ.
Xem xét những dữ liệu này, kết hợp với cách thức tối ưu SEO thông thường, bạn có thể dễ dàng triển khai những chiến lược marketing mang lại hiệu quả đến bất ngờ.
Tuy nhiên, khuyết điểm của Google Search Console là nó chỉ hiển thị kết quả của tối đa 1000 từ khóa. Và nó không báo từ khóa đang lên top với URL nào. Bạn cần phải nhấp vào từng URL để kiểm tra thứ hạng của chúng.
Bạn có thể xem thêm 23 công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa khác tại bài viết này.
Phần 5: Lập kế hoạch triển khai Content
Khi đã có trong tay bộ từ khóa được phân loại, bước kế tiếp tôi sẽ hướng dẫn bạn lập kế hoạch triển khai nội dung theo thứ tự ưu tiên!
Tôi đã có một loạt các bài viết về cách tối ưu khi triển khai content. Bạn có thể check lại thông tin các bài viết này nhé:
- Cách tối ưu content đơn giản nhưng mang lại hàng loạt bài blog chất lượng thu hút cộng đồng SEOer và người dùng.
- List 23 Công thức viết content hay dành cho cả những người không có khiếu viết lách.
- Hướng dẫn 7 Quá trình tối ưu bài viết chuẩn seo đột phá thứ hạng, traffic và nâng cao trải nghiệm của người dùng.
- Cách sử dụng Google xu hướng để tối ưu web một cách toàn diện nhất
Nghiên cứu từ khóa chỉ là một trong các phương pháp tối ưu hóa Onpage. Tìm hiểu Onpage SEO và Onpage SEO khác gì với Offpage SEO ngay hôm nay!
Tài liệu tham khảo:
- “How To Do Keyword Research for SEO — Ahrefs’ Guide” – Ahrefs
https://ahrefs.com/blog/keyword-research/ - “How to Do Keyword Research for SEO: A Beginner’s Guide” – HubSpot
https://blog.hubspot.com/marketing/how-to-do-keyword-research-ht - “The Guide To Keyword Research” – Neil Patel
https://neilpatel.com/blog/keyword-research/